Xem tin tức
Hãy bảo vệ nguồn nước tốt hơn !
Người đăng: Quản trị viên .Ngày đăng: 29/03/2016 20:45 .Lượt xem: 2024 lượt.
Ngày Nước thế giới lần đầu tiên được chính thức đề xuất tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janerio ( Brasil) trong Chương trình nghị sự 21. Và đầu năm 1993, Nghị quyết bắt đầu được các nước cam kết thực hiện và cho đến nay đã được chính quyền và nhân dân các nước thể hiện sự ủng hộ càng tăng.

Trong những ngày hành động vì môi trường này, bằng nhiều phương thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta kêu gọi cộng đồng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Từ năm 2003 đến nay, cứ 3 năm một lần, Liên Hiệp quốc phát hành "Báo cáo phát triển nước thế giới" để đánh giá tình hình bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên nước trên toàn thế giới, đặc biệt nước ngọt.

Như chúng ta đều biết, trên thế giới có trên 7 tỷ người đều cần nước để dùng cho sinh hoạt, nếu tính trực tiếp sản xuất thì có hơn 1,5 tỷ người  đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nước và hầu hết các công việc đều phụ thuộc vào nước. Nếu con người biết bảo vệ nguồn nước tốt hơn thì công việc sẽ tốt hơn.

                Mấy tháng nay, tại một số vùng ở nước ta, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên đã bị tác động rất lớn do bị nhiễm mặn, thiếu nguồn nước ngọt từ sông Cửu Long và các hệ thống sông ở nước ta cung cấp. Người ta đang nói nhiều nguyên nhân như tác động của El nino, nhưng nguyên nhân chính là việc quản lý tổng hợp lưu vực hệ thống các sông có những vấn đề bức xúc.

                Theo tư liệu của Ủy ban Mekong (Mekong River Commission) thì thành phần cung cấp lưu lượng nước của sông Mê-Kông có 16% lượng nước là từ Trung quốc, 2% từ Myanma, 18% từ Campuchia, 35% từ Lào, 18% từ Thái Lan và 11% từ Việt Nam. Tuy nhiên, quản lý nguồn nước ở vùng thượng lưu, nhất là từ Trung quốc, Lào đã tác động rất lớn đến môi trường vùng hạ lưu, nhất là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nhất là vào mùa khô. Vì vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long hầu như không có công trình nào để tích trữ, điều tiết nước của sông Mekong. Ở đồng bằng sông Cửu Long hầu như toàn bộ nước mưa sẽ được sông đưa ra biển. Trái lại từ hơn 20 năm qua, Trung quốc đã đưa vào hoạt động nhiều đập thủy điện ở Vân Nam như Mãn Loan (1993) công xuất 1.500 MW, Đại Chiếu Sơn (2002)-1350MW, đập Cảnh Hồng (tháng 6, 2008) -1500MW và đập thủy điện khổng lồ Tiếu Loan với công xuất 4.200MW (2012). Vào cuối năm 2010, Lào tiến hành xây dựng hạ tầng cho thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong. Một số nước và tổ chức quốc tế phản đối dự án này, trong đó có Việt Nam và Campuchia, khi đó muốn Lào ngừng dự án trong 10 năm để có đánh giá chính xác hơn về tác động của dự án với môi trường, vì theo thông lệ, quốc gia nào xây thủy điện trên dòng chính sông Mekong phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới. Nhưng thủy điện  Xayaburi vẫn được khởi công vào ngày 7/11/2012.

                Ở nước ta, rừng Tây Nguyên đã và đang bị tàn phá nặng nề, vùng Nam Trung bộ đang bị sa mạc hóa ( Ninh Thuận, Bình Thuận ) là những nguyên nhân trực tiếp gây thiếu nước cho vùng hạ du. Tây Nguyên được xem là mái nhà của Đông Dương – che chỡ cho 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Hình tượng mái  nhà khiến ta liên tưởng đến chức năng che chỡ là chính. Thật vậy, trong chiến tranh Tây Nguyên có vị thế địa chính trị của Đông Dương “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” – Tố Hữu,  có một số nhà chính trị lúc chiến tranh cho rằng “ ai chiếm  được Tây Nguyên sẽ làm chủ tình hình chính trị của Việt Nam ”…Rừng Tây Nguyên có chức năng quan trọng trong bất cứ thời nào; đó là nơi khởi nguồn các con sông chảy về Việt Nam và sang hai nước bạn Lào, Campuchia. Nếu rừng Tây Nguyên mất, thì mất nguồn nước cung cấp cho nhân dân Đông Dương !

                Đảng và Nhà nước ta đã thấy vấn đề nguy cơ mất rừng từ lâu, nhất là ở hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, Trường Sơn ở miền Trung ( nếu độ che phủ của rừng còn khoảng 10% thì coi như mất rừng). Vì vậy, mấy chục năm nay Nhà nước đã đề ra nhiều chương trình nhằm bảo vệ, phục hồi rừng ở các vùng của nước ta như chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, kết quả  đạt được là không bao nhiêu. Mặt khác, rừng trồng với chức năng là rừng kinh tế đang tập trung nhiều hơn là khôi phục và phát triển rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đặc dụng; việc khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện ồ ạc,…đã ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững.

                Quảng Nam cũng nằm trong tình trạng như vậy, nhiều năm, toàn tỉnh thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất lẫn sinh hoạt. Cung cấp nước cho Quảng Nam chủ yếu từ các hệ thống sông chính của tỉnh là Thu Bồn, Vu Gia, Tam Kỳ và nguồn nước ngầm. Trước đây, sau ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng lúc đó đã đầu tư xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh với năng lực tưới khoảng 23.000 ha để phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các huyện phía Nam từ Thăng Bình trở vào và xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, hệ thống thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Thu Bồn và Vu Gia đã được đầu tư xây dựng. Theo quy hoạch lúc đầu, toàn tỉnh có 62 dự án thủy điện. Đến năm 2013, sau khi rà soát quy hoạch, toàn tỉnh Quảng Nam có 44 dự án thủy điện đã được phê duyệt, với tổng công suất hơn 1.584 MW điện lượng bình quân năm trên 6,2 tỷ kWh/năm. Trong số này có 10 thủy điện quy mô lớn, số còn lại quy mô vừa và nhỏ. Các thủy điện lớn đã đưa vào vận hành sản xuất gồm: Sông Tranh 2 có hồ chứa gần 740 triệu mnước, cao trình đỉnh đập 180 m; hồ chứa A Vương 343 triệu m3, cao trình 384 m; ĐăkMi 4 có hồ chứa 310 triệu m3, cao trình 262 m.

                Thủy điện của Quảng Nam đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp điện cho khu vực để phục vụ sản xuất, nhất là đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, tăng thêm nguồn thu cho tỉnh và các địa phương ở miền núi. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề phát sinh trong công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Đó là, vấn đề quản lý liên hồ nhằm điều tiết nước trong mùa khô ( hạ du thiếu nước), nước trong mùa mưa, lũ ( hạ du bị lũ, lụt); vấn đề mất rừng không chỉ do làm hồ đập thủy điện, mà vấn đề lợi dụng làm thủy điện để vi phạm luật pháp, phá rừng để kiếm tư lợi; vấn đề khai thác khoáng sản trái phép; giải quyết vấn đề dân sinh, nhất là nhân dân bị di dời…gần đây có một số nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sạt lỡ bãi biển ở Hội An là do làm thủy điện !…Vì vậy, tỉnh cần có nghiên cứu đánh giá tác động môi trường để có cơ sở xây dựng Chương trình quản lý tổng hợp lưu vực các sông, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan cũng như mối quan hệ với nhau, chịu trách nhiệm trước luật pháp và nhân dân; thường xuyên nâng cao nhận thức và phát động phong trào bảo vệ môi trường nói chung, tài nguyên nước, tài nguyên rừng nói riêng trong nhân dân; có những công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá tình hình, tìm ra những  luận cứ khoa học thuyết phục lý giải nguyên nhân tác động xấu đến môi trường để có những giải pháp khả thi, đồng bộ để quản lý tốt tài nguyên nước, tài nguyên rừng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời gian đến.,.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tăng ứng dụng công nghệ để tiết kiệm nước
Kết quả nghiên cứu tính toán mưa lớn nhất khả năng (PMP) cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Tác động của các công trình hồ, đập đối với dòng chảy trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Ứng dụng thành công mô hình WEAP để dự báo tài nguyên nước mặt và cân bằng nước cho thành phố Đà Nẵng trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030
Các tin cũ hơn:
Nguy cơ hóa chất lan ra kênh thủy lợi
2014: Đối mặt với hạn hán
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tiếp tục rà soát, xây dựng Luật Khí tượng thủy văn
Khi xả lũ, phải thông báo cho dân
Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống tưới - tiêu vấn đề và kỳ vọng
Kiện toàn nhân sự Ban Điều hành Chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu và kiên cố hóa kênh mương tỉnh
 

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Đại hội Đoàn thanh niên Công ty nhiệm kỳ 2014-2017

  • Hình ảnh CBCNV Công ty viếng Bác tại Lăng Chủ tịch HCM

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Tham gia Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • Tham gia giải cầu lông hưởng ứng tháng công nhân năm 2014

  • Hình ảnh gặp mặt CBCNV ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Hình ảnh dâng hương nhân ngày 27/7 tại nghĩa trang thành phố Tam Kỳ

  • Hình ảnh một số CBCNV Công ty

  • Lãnh đạo Công ty thăm và tặng quà Mẹ VNAH nhân ngày 27/7

  • Trao Bằng khen cho Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liền

  • Lễ ra quân đầu xuân Quý Tỵ chống hạn, nhiễm mặn năm 2013
    
Text/HTML
Thống kê truy cập

Bản quyền thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam
Địa chỉ: Số 03 Trần Hưng Đạo - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3852 685 Fax: (0235) 3852 690
Email : imcquangnam@gmail.com
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền Thông Quảng Nam (QTI)